fbpx

Phân tích liên thị trường – 4 nhánh trong thị trường tài chính

Phân tích liên thị trường sẽ là một phương pháp phân tích khá hữu ích và mang đến cho các trader nhiều lợi ích trong quá trình đầu tư. Bên cạnh đó, trader cũng cần phải biết rằng 4 nhánh trong thị trường tài chính khi vận hành đều sẽ có những mối liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ. Chính vì vậy mà khi tham gia đầu tư vào thị trường tài chính, trader phải biết được cách phân tích liên thị trường. Cho nên cùng Trader Forex tìm hiểu chi tiết về giao dịch ngoại hối và phân tích liên thị trường sau đây nhé.

Sơ lược về phân tích liên thị trường

Phân tích liên thị trường được hiểu là một phương pháp phân tích mà ở đó mỗi trader sẽ được xem xét được mối tương quan giữa những loại tài sản khác nhau ở cùng trong các thị trường khác nhau. Phương pháp này có điểm xuất phát từ nguyên lý những điều xảy ra ở một thị trường có thể có sự ảnh hưởng đến những thị trường khác. Đồng thời, việc nghiên cứu những mối quan hệ này cũng sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các trader.

Thay vì phân các thị trường tài chính cũng như các tài sản một cách riêng lẻ thì việc phân tích liên thị trường cũng sẽ xem xét hai hoặc là nhiều loại tài sản cùng một lúc, hoặc những thị trường có mối tương quan với nhau chặt chẽ. Ví dụ như tiền tệ và hàng hóa, cổ phiếu và trái phiếu.

Phân tích liên thị trường là phương pháp phân tích hiệu quả
Phân tích liên thị trường là phương pháp phân tích hiệu quả

Mục đích của phân tích liên thị trường không phải là thực hiện giao dịch cùng một lúc ở trên nhiều loại tài sản hay nhiều thị trường khác nhau, mà khi giao dịch một thị trường hoặc một tài sản nhất định thì trader sẽ xem xét được thêm nhiều thị trường và tài sản khác có sự tương quan với nhau. Từ đó sẽ có được cái nhìn tổng thể và có thêm được nhiều tín hiệu hữu ích dành cho loại tài sản mà trader đang tham gia giao dịch. Chính vì vậy, giao dịch với phân tích liên thị trường cũng là một chiến lược khá lý tưởng dành cho các trader.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trader có thể xem qua ví dụ sau. Đây chính là khi tiến hành phân tích đồng tiền đô la Mỹ, trader sẽ cần phải nghiên cứu tổng thể về tình hình kinh tế cũng như thị trường Hoa Kỳ. Việc nghiên cứu này sẽ diễn ra và được thực hiện ở trên phạm vi là liên thị trường. Trong đó, sẽ gồm có giá cả hàng hóa, trái phiếu Hoa Kỳ cũng như là tình hình thị trường chứng khoán.

Toàn bộ những thị trường này sẽ đều có sự tác động riêng đến đồng USD nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung. Vì vậy, trader cần phải có sự phân tích sâu để nắm rõ về tiềm năng trong tương lai của đồng USD.

Khi nhắc đến một hình thức phân tích cơ bản thì không thể nào bỏ qua phân tích liên thị trường. Nó sẽ dựa vào phần lớn là những mối quan hệ ở trong nền kinh tế để nhằm đưa ra các định hướng phân tích. Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi cũng sẽ được xem như là một nhánh của việc phân tích kỹ thuật. Bởi vì trader có thể hoàn toàn sử dụng những phương pháp phân tích kỹ thuật trên hầu hết những thị trường mà mình đang xem xét.

Chi tiết 4 nhánh chính ở trong thị trường tài chính

Để có thể hiện được phân tích thị trường cũng như giao dịch ngoại hối và phân tích liên thị trường thì đầu tiên trader cần phải hiểu được về những thành phần ở trong “liên thị trường”. Nếu như trader để ý thì thị trường tài chính sẽ bao gồm các thành phần quan trọng nhất đó là thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu và thị trường hàng hóa.

Như vậy, sau đây Traderforex sẽ chia sẻ đến trader từng loại thị trường này để trader có thể tiếp cận dễ dàng với phương pháp phân tích liên thị trường đơn giản hơn.

Thị trường chứng khoán

Trong thị trường tài chính, thị trường chứng khoán có lẽ sẽ là loại phổ biến nhất mà hầu như trader nào cũng đều biết đến. Đây sẽ là nơi mà các công ty và doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu của mình để huy động vốn, còn được gọi là IPO. Đồng thời, chúng sẽ được thực hiện mua bán bởi các nhà giao dịch, các nhà đầu tư.

Trên các sàn giao dịch, cổ phiếu sẽ sẽ được thực hiện giao dịch và đây cũng là nơi các tổ chức được chính quyền của từng quốc gia cấp phép hoạt động. Đồng thời, nó cũng sẽ được các cơ quan có thẩm quyền quản lý, chẳng hạn như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Việt Nam. Thông thường, sàn giao dịch ở quốc gia nào sẽ niêm yết cổ phiếu của những công ty đang diễn ra hoạt động ở quốc gia đó.

Sơ lược về thị trường chứng khoán
Sơ lược về thị trường chứng khoán

Trong nền kinh tế của một quốc gia, thị trường chứng khoán sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đây sẽ là nơi huy động vốn từ cộng đồng cho các công ty, doanh nghiệp và đồng thời cũng sẽ là thước đo sức khỏe cho nền kinh tế một cách tổng thể, mang đến cho các trader rất nhiều lợi ích.

Trên thế giới, các Sở giao dịch Chứng khoán (sàn chứng khoán) lớn có sức ảnh hưởng đến toàn cầu mà trader cần phải biết đến như là NYSE (Sở giao dịch chứng khoán New York), Sở giao dịch chứng khoán London, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Sở chứng khoán Hong Kong,…

Thị trường trái phiếu

Trái phiếu được biết đến là một loại tài sản đảm bảo được doanh nghiệp hoặc nhà nước phát hành với mục đích vay vốn để duy trì hoạt động, hoặc cũng có thể là để tài trợ cho những dự án. Trong đó, trader được xem như là bên phát hành vay tiền ở trong một khoảng thời gian xác định cùng với mức lãi suất xác định ở trước đó.

Thị trường trái phiếu còn có tên gọi khác chính là thị trường tín dụng hoặc là thị trường nợ. Đồng thời, đây cũng là một kinh đầu tư vô cùng quan trọng đối với các trader cũng như là chủ thể phát hành. Ngoài ra, thị trường trái phiếu cũng sẽ phản ánh về tình hình hoạt động của nền kinh tế của một quốc gia, trong đó đặc biệt đó là trái phiếu chính phủ.

Thị trường trái phiếu là gì?
Thị trường trái phiếu là gì?

Chẳng hạn như trái phiếu Kho bạc của Hoa Kỳ – US10Y chính là một loại dữ liệu cực kỳ quan trọng nhằm thể hiện lên sức khỏe kinh tế của quốc gia này. Đồng thời phần nào cũng tác động đến nền kinh tế của toàn thế giới. Loại trái phiếu này cùng với lợi suất 10 năm của nó cũng sẽ là một chỉ số phân tích thị trường quan trọng. Trong đó sẽ bao gồm thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán cũng như những thị trường khác.

Thị trường tiền tệ – ngoại hối

Thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ trên thực tế có thể được tách rời ra thành hai thị trường khác nhau. Đầu tiên, thị trường tiền tệ được hiểu sẽ là nơi để thực hiện các giao dịch ngoại tệ cùng với khối lượng lớn giữa các tổ chức tài chính chẳng hạn như Quỹ tương hỗ ngân hàng hay quỹ đầu tư. Các cá nhân cũng hoàn toàn có thể đầu tư vào thị trường tiền tệ bằng các quỹ này, hoặc là mua chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc đến từ kho bạc nhà nước hoặc các ngân hàng.

Tiếp đến, thị trường ngoại hối sẽ là nơi diễn ra giao dịch của những loại tiền tệ. Tuy nhiên, trader có thể hiểu đơn giản đây chính là việc giao dịch ở trên thị trường ngoại hối không được thực hiện trực tiếp bằng tiền mặt. Mà thay vào đó, những người tham gia sẽ tiến hành mua bán dựa vào tỷ giá hối đoái của từng cặp tiền tệ với nhau.

Đôi nét về thị trường tiền tệ - ngoại hối
Đôi nét về thị trường tiền tệ – ngoại hối

Ngoài ra, thị trường ngoại hối cũng sẽ được phân cấp và gồm có một mạng lưới các máy tính cùng với những nhà môi giới ở trên toàn cầu. Và đồng thời là những giao dịch có thể nói là trực tuyến hoàn toàn. Những thành phần tham gia vào thị trường ngoại hối sẽ gồm có các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, những công ty quản lý quỹ, các nhà môi giới, quỹ đầu tư và là những nhà giao dịch cá nhân.

Đứng dưới góc độ của nhà giao dịch cá nhân, trader sẽ không cần phải quá phân biệt tách ròi giữa hai thị trường này mà có thể gộp chung chúng lại với nhau để tiếp cận dễ dàng hơn với phân tích liên thị trường. Thị trường tiền tệ và ngoại hối sẽ là một thị trường có quy mô lớn nhất thế giới, tuy nhiên nó lại khá nhạy cảm và dễ chịu nhiều tác động từ những thị trường khác.

Thị trường hàng hóa

Khi tìm hiểu về giao dịch thành công với phân tích liên thị trường thì trader cần phải nắm được như thế nào là thị trường hàng hóa. Đây sẽ là nơi mà các nhà sản xuất hàng hóa cũng như người tiêu dùng buôn bán, trao đổi các loại hàng hóa, sản phẩm vật chất như nông sản (lúa mì, ngô, đậu nành,…), năng lượng (khí đốt, dầu mỏ,…) hoặc là kim loại (vàng, bạc,…), nó có tên gọi là thị trường hàng hóa giao ngay.

Tuy nhiên, những giao dịch hàng hóa diễn ra ở trên thị trường phái sinh cũng vô cùng phổ biến. Ví dụ như quyền chọn, hợp đồng tương lai, nghĩa rằng “đặt” mua ở một mức giá nào đó thế nhưng lại không tiến hành giao dịch bằng sản phẩm vật chất đó ngay.

Tìm về thị trường hàng hóa trong thị trường tài chính
Tìm về thị trường hàng hóa trong thị trường tài chính

Những quốc gia ở trên thế giới sẽ đều phải diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa, trong đó gồm có hoạt động nhập khẩu – tiêu thụ hoặc sản xuất – xuất khẩu. Vì vậy mà giá cả và các biến động ở trên thị trường hàng hóa sẽ có khả năng gây ra sự ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia. Quốc gia nào sản xuất và tiêu thụ hàng hóa càng nhiều thì sẽ bị ảnh hưởng càng lớn.

Các thị trường khác

Mặc dù bên trên chỉ chia sẻ chi tiết về 4 nhánh thị trường chính, tuy nhiên trên thị trường tài chính hiện nay thực chất vẫn còn có rất nhiều thị trường nhánh khác. Nhưng nhìn chung thì thị trường tiền tệ mà trader giao dịch sẽ không bị nó ảnh hưởng nhiều hay thậm chí là không ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, chúng có thể tạm thời được bỏ qua khi phân tích liên thị trường.

Những thị trường sẽ gồm có:

  • Thị trường tiền điện tử: Trader chắc hẳn cũng biết được rằng tiền điện tử đang vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, thời gian hình thành của nó chỉ mới đây và nó cũng sẽ không có quá nhiều tác động đến nền kinh tế vĩ mô hay thị trường tiền tệ.
  • Thị trường phái sinh: Đây sẽ là nơi gồm có những hợp đồng giao dịch giữa các bên đối với một loại tài sản nào đó. Tuy nhiên, sẽ được dựa trên sự thỏa thuận chứ không phải dựa vào giá của thị trường. Cũng vì thế mà thị trường này sẽ hoạt động tương đối độc lập và cũng không tác động gì nhiều đến tiền kinh tế.
  • Thị trường Over the counter (OTC): Đây chính là thị trường phi tập trung và là nơi diễn ra các giao dịch trực tuyến (không có địa điểm) và sẽ không có sự xuất hiện của người môi giới (người bán và người mua giao dịch trực tiếp). Thực tế, trader có thể hiểu OTC đơn giản chính là một hình thức giao dịch, thay vì một nhánh của thị trường tài chính.

Phân tích về sự tương quan thuận và tương quan nghịch

Trong quá trình giao dịch thành công và phân tích liên thị trường, giữa 4 thị trường chính sẽ có mối tương quan với nhau mà trader đang xem xét có khả năng xảy ra với hai hướng: Tương quan nghịch và tương quan thuận.

Tương quan thuận

Tương quan thuận sẽ xảy ra khi mà hai tài sản có sự biến động cùng chiều với nhau, tức là chúng sẽ cùng giảm hoặc là cùng tăng. Giữa hai loại tài sản này, mối tương quan thuận sẽ được thể hiện thông qua một hệ số dương. Trong đó, mức giá trị cao nhất sẽ là 1 và thấp nhất sẽ là 0.

Nếu như hệ số tương quan của hai loại tài sản lớn hơn mức 0,7 thì chúng sẽ được đánh giá là có mối tương quan mạnh. Ngược lại, nếu như hệ số tương quan giữa chúng nhỏ hơn 0,7 thì sẽ được xem là có mối tương quan nghịch. Đặc biệt, hai loại tài sản này sẽ không có sự tương quan nào cả khi hệ số tương quan bằng 0.

Tương quan nghịch

Tương quan nghịch sẽ được hiểu theo chiều ngược lại với tương quan nghịch, nghĩa là khi hai loại tài sản có sự biến động ngược chiều với nhau. Cụ thể, nếu A gia tăng thì B sẽ giảm hoặc nếu A giảm thì B sẽ tăng. Khi đó, A và B sẽ có mối tương quan nghịch.

Tương quan nghịch giữa hai tài sản sẽ được thể hiện qua hệ số âm từ -1 cho đến 0. Hai tài sản sẽ được xem là tương quan mạnh khi mức hệ số từ -0,7 cho đến -1.

Hệ số tương quan của những tài sản sẽ được tính toán theo công thức. Tuy nhiên, có thể nói rằng công thức này sẽ vô cùng phức tạp và việc có đủ dữ liệu để tính toán đối với chúng ta là điều rất khó khăn. Chính vì thế mà trader chỉ cần nắm rõ về 4 thị trường chính và một vài tài sản quan trọng đã được chia sẻ bởi Trader Forex để có thể áp dụng chúng một cách trực tiếp vào cách giao dịch ngoại hối và phân tích liên thị trường.

Bên cạnh đó, trader nếu như muốn xét đến tính tương quan giữa hai loại tài sản bất kỳ nào đó thì chỉ cần quan sát đến biểu đồ giá của chúng và tiến hành so sánh về sự dịch chuyển của giá. Nếu hai tài sản này có sự tương quan mạnh với nhau thì trader có thể nhận biết trên biểu đồ vô cùng dễ dàng.

Chẳng hạn như trader có mối tương quan nghịch nằm ở mức độ khá mạnh và vô cùng phổ biến đó là chỉ số USD (Đô la Mỹ) – DXY và giá vàng. Khi so sánh về biểu đồ của hai đối tượng này, trader có thể hoàn toàn thấy được trong suốt khoảng thời gian đó chúng phần lớn sẽ di chuyển ngược chiều với nhau.

Mối tương quan giữa chỉ số DXY và giá vàng
Mối tương quan giữa chỉ số DXY và giá vàng

Hay với ví dụ khác, giữa giá dầu và CAD có mối tương quan thuận. Trader có thể nhận thấy được rằng chỉ số CXY – tức là chỉ số sức mạnh của đồng đô la Canada trong dành phần lớn thời gian vào việc di chuyển chung cùng với xu hướng tăng/giảm của giá dầu thô. Điều này cho thấy mối tương quan thuận giữa hai loại tài sản sẽ nằm ở mức độ mạnh.

Mối tương quan thuận mạnh mẽ giữa giá dầu và đồng CAD
Mối tương quan thuận mạnh mẽ giữa giá dầu và đồng CAD

Phân tích liên thị trường có ý nghĩa như thế nào?

Giao dịch với phân tích liên thị trường được biết đến là một phương pháp có giá trị rất cao đối với việc phân tích dài hạn và trung hạn. Việc phân tích này sẽ dựa vào mối tương quan của các thị trường, các tài sản có khả năng hỗ trợ trader trong việc xác nhận xu hướng cũng như có những tín hiệu cảnh báo chính xác hơn về sự đảo chiều.

Ví dụ khi trở lại với mối tương quan giữa giá dầu và đồng CAD bên trên, đây chính là một mối tương quan thuận. Tức là khi đồng CAD đang ở trong một xu hướng tăng thì giá dầu cũng sẽ như vậy. Ngược lại, khi đồng CAD có sự đảo chiều thì giá dầu có khả năng cũng sẽ quay dầu.

Áp dụng điều này vào thực tế, chẳng hạn như khi trader giao dịch cùng với CAD, trader hoàn toàn có thể phân tích biểu đồ tỷ giá CAD song song cùng với biểu đồ giá dầu. Nếu như trader phát hiện ra một dấu hiệu nào đó cho thấy có lẽ là đồng CAD tăng giá và điều này diễn ra tương tự với biểu đồ dầu thì trader hoàn toàn có thể tự tin hơn nữa về đà gia tăng của đồng tiền CAD. Khi đó, hãy nhanh chóng mua vào đồng tiền này.

Đà tăng trưởng của dầu là dấu hiệu cho sự gia tăng của đồng CAD
Đà tăng trưởng của dầu là dấu hiệu cho sự gia tăng của đồng CAD

Bên cạnh việc giao dịch thành công với phân tích liên thị trường như các ví dụ trên, thì phân tích liên thị trường còn được sử dụng giống như là một phương pháp tiếp cận từ bên trên xuống. Hay hiểu theo cách khác đó chính là phân tích từ tổng thể rồi đi đến từng chi tiết.

Khi bắt đầu phân tích liên thị trường, trader có thể xem nhiều thị trường khác nhau cùng một lúc. Dựa vào nhiều yếu tố thì điều này nhìn chung giống như việc trader đang phân tích nền kinh tế vĩ mô tổng thể. Dựa vào cái nhìn tổng thể này, trader sẽ biến được những thị trường, những lĩnh vực hay thậm chí là một loại tài sản nhất định nào đó đang có nhiều cơ hội. Và đồng thời, dựa vào điều này để nhằm tìm kiếm những giao dịch cùng với xác suất cao.

Có thể nói rằng đây chính là lý do mà trader nên xếp phân tích liên thị trường nằm chung với nhóm các phương pháp phân tích cơ bản. Bởi vì để phân tích đúng cách và hiệu quả, trader cần phải hiểu rõ về những chỉ số kinh tế vĩ mô cũng như biết cách nhận định và phân tích một cách tổng quát nhất về bức tranh thị trường tài chính.

Những điều cần phải lưu ý khi phân tích liên thị trường

Khi phân tích liên thị trường, sẽ có một rất đề lớn mà trader cần phải lưu ý đến đó chính là những mối quan hệ tương quan sẽ không phải là không biến động. Tài sản A và B ở thời điểm này có thể là biến động mạnh (tức là trên 0,7), thế nhưng điều này không đồng nghĩa rằng ngày mai, ngày kia hoặc là tuần sau chúng vẫn sẽ có mối tương quan giống như vậy. Hoặc thậm chí khi nền kinh tế xảy ra nhiều biến động lớn, hai loại tài sản này cũng đều có khả năng sẽ không còn sự tương quan với nhau nữa.

Trên thực tế, ở những chu kỳ kinh tế khác nhau, trader có thể thấy được mối tương quan giữa các tài sản có rất nhiều sự thay đổi, nó có thể tăng, có thể giảm, có thể mất hoặc cũng có thể đảo ngược mối tương quan từ thuận chuyển sang nghịch.

Điều này sẽ được thể hiện rõ ràng hơn qua ví dụ về mối tương quan giữa thị trường chứng khoán Hoa Kỳ (cổ phiếu) được chỉ số SPX đại diện và thị trường trái phiếu Hoa Kỳ được chỉ số US30 đại diện ở trong chu kỳ giảm phát và lạm phát.

Cổ phiếu và trái phiếu có mối tương quan thay đổi trong nền kinh tế theo từng chu kỳ
Cổ phiếu và trái phiếu có mối tương quan thay đổi trong nền kinh tế theo từng chu kỳ

Mối tương quan liên thị trường nhìn chung sẽ không phải là một hằng số, à nó sẽ có sự biến động qua từng giai đoạn liên tục. Tuy nhiên, khi ở mức độ tổng thể, trader chỉ cần hiểu đơn giản rằng không thể nào chỉ dựa vào mỗi việc phân tích liên thị trường để đưa ra các quyết định giao dịch. Mà thay vào đó cần phải có sự kết hợp cùng với phân tích cơ bản để đánh giá xem tình hình vĩ mô xem nền kinh tế đang nằm ở chu kỳ nào. Bên cạnh đó, cũng cần phải kết hợp cùng với phân tích kỹ thuật để tìm ra những tín hiệu giao dịch phù hợp và hiệu quả nhất.

Với bài viết này, phân tích liên thị trường đã được chia sẻ một cách tổng quan nhất để nhằm trader nắm rõ hơn về thuật ngữ này. Không những thế, qua đây, trader cũng sẽ hiểu chi tiết hơn về việc giao dịch thành công và phân tích liên thị trường là như thế nào. Từ đó đưa ra những chiến lược, phương pháp giao dịch phù hợp trong quá trình giao dịch của mình. Hãy nhớ rằng, cách giao dịch với phân tích liên thị trường không hề phức tạp, chỉ cần hiểu rõ vấn đề, dành thời gian nghiên cứu và phân tích thị trường thì chắc chắn trader sẽ rất dễ dàng thành công khi giao dịch.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời