fbpx

Hiệu ứng tháng Giêng – Sự tăng giá tích cực của thị trường

Trong thế giới tài chính, hiện tượng không một ai không biết đến “Hiệu ứng tháng Giêng“. Sự rõ ràng của dữ liệu trong tháng Giêng so với các con số khác trên thị trường tài chính là minh chứng của luận điểm January Effect. Nếu như biết cách khám phá nó, Traders có thể nhận được những cơ hội sinh lời hoàn hảo trên thị trường. Tuy nhiên, song song đó thì nó cũng có rất nhiều thách thức cần lưu ý. Tìm hiểu bài viết sau để biết toàn bộ nội dung về hiệu ứng tháng Giêng nhé!

Tìm hiểu nội dung về hiệu ứng tháng Giêng (January Effect)

Hiệu ứng tháng Giêng là hiện tượng thường xuyên xuất hiện khi tham gia chứng khoán. Nếu bạn là một người tham gia thị trường đầu tư này lâu năm, chắc hẳn đã quá quen với bản chất của hiện tượng này. Tuy nhiên, đối với những người mới tham gia thế giới đầu tư, đây sẽ là một trong những thuật ngữ tương đối hay ho mà newbie nên biết. 

Khái niệm hiệu ứng tháng Giêng

Hiệu ứng tháng Giêng còn được gọi cái tên tiếng Anh là January Effect, là một khái niệm đặc biệt dùng để diễn tả hiện tượng tăng giá đột ngột của cổ phiếu trong tháng 1 mỗi năm. Khi so sánh với các loại hình công ty, hiệu ứng tháng giêng ảnh hưởng nhiều hơn đối với các công ty vốn hóa nhỏ do tính thanh khoản của chúng thấp hơn. Trong khi đó, với các công ty có vốn hóa lớn hơn thì tác động ảnh hưởng của hiệu ứng này có phần thu hẹp.

Hiệu ứng tháng Giêng - January Effect trong thị trường chứng khoán
Hiệu ứng tháng Giêng – January Effect trong thị trường chứng khoán

Hiệu ứng tháng Giêng là minh chứng rõ ràng cho quan điểm rằng thị trường chứng khoán không phải lúc nào cũng hiệu quả. Theo quan niệm thị trường hiệu quả, lợi nhuận cao hơn chỉ có thể đạt được thông qua việc đầu tư vào cổ phiếu có mức rủi ro cao hơn.

Hiện tượng tăng giá vào tháng 1 không phải là hiện tượng mới mẻ trên thị trường tài chính, mà đã xuất hiện từ rất lâu và được phát hiện thông qua nghiên cứu các dữ liệu giá trong lịch sử. Có rất nhiều lý do giải thích cho sự xuất hiện của hiệu ứng tháng Giêng, cả tác động trực tiếp cũng như gián tiếp. Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn về nội dung này trong phần tiếp theo.

Thời gian xuất hiện của hiệu ứng tháng Giêng

Từ cuối thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ trên thị trường chứng khoán. Đó là giá cổ phiếu thường tăng mạnh trong tháng Giêng. Một nghiên cứu kéo dài 70 năm (1904 – 1974) cho thấy lợi nhuận từ giao dịch cổ phiếu trong tháng Giêng cao gấp 5 lần so với những tháng khác trong năm. Các nhà đầu tư cũng thực hiện thêm một nghiên cứu khác vào năm 1942 và nhận được kết quả rằng hiện tượng này thường xảy ra ở các cổ phiếu với vốn hóa thị trường thấp.

Thống kê cho thấy con số hiển thị trong tháng Giêng lớn gấp 5 lần so với các tháng khác trong năm
Thống kê cho thấy con số hiển thị trong tháng Giêng lớn gấp 5 lần so với các tháng khác trong năm

Hiện nay, hiện tượng hiệu ứng tháng Giêng trên thị trường chứng khoán Việt Nam được xem là một ẩn số, bởi dữ liệu giá của thị trường còn rất hạn chế. Theo thống kê, trong vòng hơn hai thập kỷ, chỉ số chứng khoán Việt Nam ghi nhận 12 năm tăng trưởng trong tháng Giêng. Điều này được xác thực thông qua dữ liệu giá chứng khoán 19 năm. Tuy nhiên, do dữ liệu giá còn chưa đầy đủ, nên việc nghiên cứu hiện tượng này một cách chuẩn mực và khoa học vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Những lý do xúc tác sự xuất hiện của hiệu ứng tháng Giêng

Thủ thuật làm đẹp báo cáo cuối năm – Window Dressing

Trong lĩnh vực tài chính, Window Dressing là một thủ thuật phổ biến được các tổ chức quản lý quỹ sử dụng để nâng cao độ tin cậy trong báo cáo tài chính. Thủ thuật này là một chiêu lược của các nhà quản lý của phần lớn công ty. Đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự xuất hiện hiệu ứng tháng Giêng.

Vì sao các doanh nghiệp thực hiện thủ thuật Window Dressing?
Vì sao các doanh nghiệp thực hiện thủ thuật Window Dressing?

Cụ thể, trong thời gian cuối năm, các tổ chức quản lý quỹ sẽ phải báo cáo hiệu quả danh mục đầu tư của mình cho các nhà đầu tư. Để làm báo cáo trở nên tốt hơn, các tổ chức này sẽ thường xuyên bán bớt những danh mục đầu tư thiếu hiệu quả, thay thế bằng những danh mục đầu tư đang hoạt động tốt.

Việc các tổ chức quản lý quỹ bán bớt các cổ phiếu đang lỗ hoặc kém hiệu quả vào cuối năm để làm đẹp báo cáo tài chính (Window Dressing) dã gián tiếp dẫn đến sự suy giảm của thị trường chứng khoán trong tháng này, cụ thể là tháng 12. Tuy nhiên, xu hướng này thường chỉ là tạm thời, vì các quỹ đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư vào các cổ phiếu tiềm năng trong tháng 1, khiến giá cổ phiếu tăng cao trở lại.

Thị trường tương đối ảm đạm vào tháng cuối năm nhưng đã tăng trưởng đột ngột ngay khi qua tháng 1 đầu năm
Thị trường tương đối ảm đạm vào tháng cuối năm nhưng đã tăng trưởng đột ngột ngay khi qua tháng 1 đầu năm

Sự thay đổi trong tâm lý giao dịch đầu năm và cuối năm

Đứng dưới một góc độ khác, có thể thấy hiệu ứng tháng Giêng có thể xuất phát từ tâm lý đầu tư của những người tham gia thị trường. Thị trường chứng khoán thường có chiều hướng giảm giá vào cuối năm. Đây là thời điểm các nhà đầu tư thực hiện chốt lời và cân đối lại danh mục đầu tư. Tuy nhiên, vào đầu năm mới, tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư thường tăng cao, họ mong muốn có một khởi đầu mới mẻ và thành công hơn. Điều này dẫn đến nhu cầu mua cổ phiếu tăng cao, đẩy giá cổ phiếu lên.

Bên cạnh đó, các khoản tiền thưởng cuối năm cũng trở thành nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ của các Traders. Hầu hết các nhà đầu tư sử dụng khoản tiền thưởng này để đầu tư vào thị trường chứng khoán, tạo ra áp lực tăng giá cho thị trường.

Giảm bớt thuế

Thị trường chứng khoán thường suy giảm vào tháng cuối năm do các nhà đầu tư muốn cắt giảm lỗ và giảm thuế. Theo tâm lý chung, các nhà đầu tư thường muốn chốt lãi và cắt lỗ trước khi kết thúc năm tài chính, nhằm giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, sự cắt giảm này còn có một nguyên nhân khác, đó là mong muốn giảm chi phí đến từ thuế.

Những đặc điểm của hiệu ứng tháng giêng đối với thị trường giao dịch

Cơ hội đầu tư

Nếu nhìn từ góc độ đầu tư, hiệu ứng tháng Giêng chắc chắn là một cơ hội hấp dẫn trong thị trường chứng khoán. Khi lượng tiền đầu tư tăng mạnh vào thị trường trong giai đoạn tháng 1 đầu năm, giá cổ phiếu và các tài sản khác có xu hướng tăng mạnh theo chiều hướng tích cực. Đây là chìa khóa vàng để các nhà đầu tư mở ra một cánh cửa sinh lời đối với những nhà đầu tư nhanh nhạy. 

Danh mục đầu tư

Hiệu ứng tháng Giêng không chỉ là một hiện tượng tạm thời trên thị trường chứng khoán mà còn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh danh mục đầu tư của Traders. Khi bước sang năm mới, nhiều nhà đầu tư thường xuyên xem xét lại danh mục đầu tư của mình và phân bổ tài sản tài chính hợp lý. Hành động này có thể gây ra sự tăng giá đối với các tài sản hoặc cổ phiếu được chọn, tạo nên sự chuyển động tích cực trên thị trường. Đồng thời còn ảnh hưởng đến quyết định cân nhắc đầu tư của những người tham gia thị trường.

Rủi ro

Mặc dù hiệu ứng tháng Giêng mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn, nhưng cũng không tránh khỏi phát sinh rủi ro. Thị trường chứng khoán có thể chứng kiến sự tăng giá tích cực trong tháng Giêng. Tuy nhiên sự tăng giá này thường không bền vững và chỉ duy trì trong một khoảng thời gian tương đối. Hiệu ứng ngắn hạn này có thể tạo ra một không khí tích cực, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức và mức độ không chắc chắn về sự ổn định của thị trường.

Sự tăng cường thanh khoản trong tháng đầu tiên của năm cũng có thể tạo ra những thách thức trong đầu tư. Cụ thể, nó có khả năng gây ra biến động và không ổn định trong thị trường chứng khoán. Do đó, để đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng và đánh giá mức độ rủi ro khi tham gia vào các chiến lược đầu tư dựa trên hiệu ứng tháng Giêng.

Thời gian & nguồn lực

Để khai thác hiệu ứng tháng Giêng một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần chủ động trong thời gian và tiềm lực để nghiên cứu và theo dõi thị trường chứng khoán. Quá trình này yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng về lịch sử và xu hướng của bạn đối với thị trường. Đồng thời nó còn đòi hỏi khả năng phân tích và dự đoán xu hướng thị trường tương lai. Nếu Traders không đáp ứng được hai yếu tố thời gian và nguồn lực, việc tận dụng hiệu ứng tháng Giêng có thể trở thành một thách thức.

Hiệu ứng tháng Giêng: Kỳ vọng lợi nhuận cao, nhưng không phải lúc nào cũng đúng?

Dựa trên nghiên cứu từ dữ liệu giá chứng khoán trong 70 năm đầu thế kỷ 19, các chuyên gia tài chính đã đưa ra có một kết quả đầy thú vị về hiệu ứng tháng Giêng. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận trung bình của cổ phiếu trong tháng 1 đầu năm lớn gấp 5 lần so những tháng khác trong năm. Đặc biệt, hiệu ứng này được coi là hiện tượng đặc trưng đối với cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Tháng 1 đầu năm luôn cho thấy những con số lợi nhuận đầy tiềm năng
Tháng 1 đầu năm luôn cho thấy những con số lợi nhuận đầy tiềm năng

Thị trường chứng khoán Việt Nam thường ghi nhận hiệu ứng tháng Giêng, nhưng năm 2020 là một ngoại lệ. Nguyên nhân có thể do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 – sự kiện đã tạo ra sự suy yếu kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thị trường tài chính toàn cầu.

Nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội sinh lời trong việc tận dụng hiện tượng hiệu ứng tháng Giêng bằng cách tập trung phân tích các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Các cổ phiếu này có tiềm năng trở thành những ứng viên xuất sắc nhất để khai thác lợi ích của hiệu ứng tháng Giêng, đặc biệt khi thị trường bắt đầu năm mới với những kỳ vọng lớn từ các nhà đầu tư.

Hiệu ứng tháng Giêng có thể đến từ nhiều lý do khác nhau, điển hình như tâm lý đầu năm và cuối năm của các nhà đầu tư. Hoặc là chịu ảnh hưởng của thủ thuật Window Dressing của các chuyên gia. Nhưng dù lý do gì đi nữa, hiệu ứng tháng Giêng vẫn là một cơ hội quý báu đối với những Traders có chiến lược đầu tư linh hoạt và biết đánh giá rủi ro trong thị trường.

Xem thêm:

Có nên vận dụng hiệu ứng mỏ neo trong kinh doanh hay không?

Những thông tin thú vị xoay quanh hiệu ứng Bandwagon

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời