fbpx

Central Bank là gì? Chức năng của Ngân hàng Trung ương

Central Bank là gì? Central Bank hay Ngân hàng Trung ương, là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá tiền tệ. Vì thế nếu bạn là một nhà giao dịch Forex theo phong cách phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật, đều phải quan tâm đến Ngân hàng Trung ương. Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu về Ngân hàng Trung ương là gì, từ đó bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về những gì đang xảy ra, rất hữu ích trong việc đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả.

Ngân hàng Trung Ương – Central Bank là gì?

Central Bank hay Ngân hàng Trung ương là gì? (Có thể gọi là Ngân hàng dự trữ hay cơ quan hữu trách về tiền tệ) là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ của một đất nước/nhóm quốc gia hay phạm vi lãnh thổ và chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Trung ương được thành lập với mục đích là ổn định giá trị đồng tiền, ổn định lượng tiền cung ứng, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại khỏi phá sản. Đa số các Ngân hàng Trung ương đều dưới sự quản lý của nhà nước, nhưng vẫn có một số mức độ độc lập với Chính phủ.

Riksbank  – Central Bank lâu đời nhất trên thế giới

Có câu nói: “Tiền là sức mạnh – Money is power”, dù đã đi qua bao nhiêu thập kỷ, thì điều này luôn đúng và trong tương lai nó vẫn sẽ đúng.

Trong vài thế kỷ qua, các nền kinh tế đã trải qua sự tăng trưởng và suy giảm liên tục, chủ yếu là do các cuộc chiến tranh. Nhưng điều quan trọng nhất trong mọi thời điểm khó khăn trong lịch sử là các quốc gia phải kiểm soát giá trị đồng tiền của mình.

Với nguyên nhân quan trọng này mà các Central Bank đã ra đời. Thuật ngữ “Ngân hàng Trung ương” (Central Bank) xuất hiện đầu tiên ở Thụy Điển, sau đó thuật ngữ này được nhiều người biết đến hơn và phổ biến ra toàn thế giới.

Riksbank ra đời vào năm 1668 - 2018
Riksbank ra đời vào năm 1668 – 2018

Ngân hàng Trung ương lâu đời nhất trên thế giới là Riksbank, được xây dựng vào năm 1668. Năm 2018 là mốc giai đoạn kỷ niệm 350 năm thành lập Riksbank.

Nguồn gốc của Central Bank

Nguồn gốc của sự tạo thành các Ngân hàng Trung ương với mục đích sử dụng các khái niệm về kinh tế để quản lý dòng tiền trong nền kinh tế. Đối với chất lượng và số lượng.

Từ lúc các quốc gia nhận thấy được sức mạnh của hàng hóa xuất khẩu và tiềm năng của nhập khẩu, khái niệm về nền kinh tế cũng đã có sự thay đổi và nó đã làm thế giới vận hành theo một chiều hướng khác. Central Bank cũng được tạo ra để kiểm soát dòng tiền của một quốc gia.

Nếu bạn là một nhà giao dịch theo mô hình Price Action, có thể bạn sẽ thích thú với các mô hình nến, phân tích biểu đồ,… Tuy nhiên, sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không đi tìm câu trả lời cho câu hỏi yếu tố nào là chủ chốt để vận hành và điều khiển thị trường Forex. Đồng thời, ai đã tạo ra các nguyên tắc, vì sao và chúng ta nên sử dụng thông tin kinh tế như thế nào để hiệu quả trong quá trình giao dịch. Và đó chính là Central Bank – Ngân hàng Trung ương.

Chức năng quan trọng của Central Bank

Các Central Bank được thành lập với những chức năng quan trọng. Cụ thể gồm 6 chức năng và nhiệm vụ chính dưới đây:

  • Phát hành tiền quốc gia.
  • Điều tiết các nguồn tín dụng trong nền kinh tế.
  • Quản lý giá trị tiền tệ trên thị trường ngoại hối.
  • Giữ nguyên tỷ lệ dự trữ tiền gửi của các Central Bank khác.
  • Đóng vai trò là cơ quan tài chính của Chính phủ Trung ương khi Chính phủ bán chứng khoán mới phát hành để tài trợ cho các hoạt động của họ.
  • Nỗ lực giữ vững trật tự cho các chứng khoán này, thông qua việc tham gia vào thị trường chứng khoán của Chính phủ một cách tích cực.

Ý niệm cơ bản về các Central Bank hiện nay

Đầu tiên, hệ thống tài chính toàn thế giới sẽ vận hành xoay quanh đồng tiền dự trữ toàn cầu.

Đồng USD – Đô la Mỹ

Đồng bảng Anh (GBP) là đồng tiền đầu tiên có các đặc quyền như một đồng tiền dự trữ toàn cầu. Sau này đổi thành đồng đô la Mỹ (USD).

Từ lúc hội nghị thượng đỉnh Bretton Woods, chế độ bản vị vàng đã bị xóa bỏ và đồng bảng Anh mất vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu. Đồng đô la Mỹ lên ngôi với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Thời kỳ hoàng kim của USD

Hàng hóa mà các nhà giao dịch ngoại hối giao dịch là tiền tệ. Tuy nhiên, từ góc độ tổng quát hơn, các nhà giao dịch ngoại hối đang giao dịch các vị thế trong các nền kinh tế lớn trên toàn cầu.

Hiện tại, các quốc gia được đánh giá có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Vương quốc Anh, khối Liên minh châu Âu – EU, Canada, Úc, New Zealand,… Và những đồng tiền chính của các quốc gia này lần lượt là: USD, JPY, GBP, EUR, CAD, AUD, NZD,…

Sau đó, nếu kết hợp các loại tiền tệ này, sắp xếp một cách lộn xộn, chúng ta sẽ có những cặp tiền tệ (Currency Pairs) trên thị trường Forex. Thông thường, sẽ có các cặp tiền tệ chéocác cặp tiền tệ chính (Major Pairs) như: USD/JPY, GBP/USD, NZD/USD, EUR/USD,…

Do đó, khi các bạn giao dịch trên thị trường Forex đầy triển vọng, sau khi lựa chọn một cặp tiền tệ để giao dịch, bạn sẽ mong muốn cặp tiền đó sẽ di chuyển theo hướng đã dự đoán. Xét theo thực tế, tức là bạn đang nghiên cứu nền kinh tế của hai đất nước riêng biệt. Sự khác nhau về kinh tế của hai đất nước này sẽ thể hiện lên đồng tiền chính của đất nước đó, hình thành sự biến động của tỷ giá hối đoái. 

Central Bank – Chịu trách nhiệm cho các biến động và giá trị đồng tiền của đất nước

Sau khi chúng ta tìm hiểu Central Bank là gì, cũng đủ để hiểu rằng họ chính là nhân tố chịu trách nhiệm cho các biến động và giá trị của đồng tiền đất nước đó. Bên cạnh đó, các Ngân hàng Trung ương có vai trò quan trọng nhất trên thế giới hiện nay gồm:

  • FED – Federal Reserve System: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ.
  • ECB – European Central Bank: Ngân hàng Trung ương châu Âu.
  • BoJ – Bank of Japan: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
  • BoE – Bank of England: Ngân hàng Trung ương Vương Quốc Anh.
  • BoC – Bank of Canada: Ngân hàng Trung ương Canada.
  • RBNZ – Reserve Bank of New Zealand: Ngân hàng dự trữ New Zealand
  • RBA – Reserve Bank of Australia: Ngân hàng quốc gia Úc.

Nhiệm vụ của các Central Bank chính là tạo ra các chính sách tiền tệ cho các loại tiền tệ trong phạm vi quyền hạn của mình. Như vậy, họ có thể kiểm soát giá trị đồng tiền của đất nước và các công cụ được sử dụng.

Đối với giao dịch Forex, các nhà giao dịch theo phong cách phân tích kỹ thuật chỉ có thể thích ứng với những điều chỉnh trong tình hình kinh tế vĩ mô.

Một vấn đề nghiêm trọng nhưng thường thấy chính là những biến động bất ngờ liên tiếp xuất hiện trong giai đoạn tăng trưởng hoặc suy thoái kinh tế. Do đó, các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật thuần túy rất khó tiếp nhận với các biến động bất ngờ và do đó, thời gian tồn tại của họ trên thị trường là rất ngắn.

Điều mà nhiều nhà giao dịch không hiểu về các Ngân hàng Trung ương là toàn bộ các Ngân hàng Trung ương đều hoạt động dưới một tổ chức toàn cầu có trụ sở ở Basel, Thụy Sĩ: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế – The Bank for International Settlements (BIS).

Ngân hàng thanh toán quốc tế – BIS

The Bank for International Settlements (BIS) – Ngân hàng thanh toán quốc tế là ngân hàng mẹ của toàn bộ các Central Bank trên thế giới.

BIS – The Mother of all Central Banks

BIS – Ngân hàng thanh toán quốc tế chịu trách nhiệm giám sát tất cả các giao dịch chuyển tiền trên toàn thế giới. BIS đảm bảo chính sách tiền tệ giữa các khu vực được thực hiện theo đúng kế hoạch và quy trình.

vBIS - Ngân hàng thanh toán quốc tế là ngân hàng mẹ của các Ngân hàng Trung ương
BIS – Ngân hàng thanh toán quốc tế là ngân hàng mẹ của các Ngân hàng Trung ương

Cũng như các Ngân hàng Trung ương khác, BIS bao gồm một cơ quan quản lý. Vậy trong danh sách này sẽ có những ai? Không khó đoán, chính là các Chủ tịch thuộc các Ngân hàng Trung ương lớn trên toàn cầu. Đó là:

  • Chủ tịch của FED
  • Chủ tịch của ECB
  • Chủ tịch của BoJ
  • Chủ tịch của BoE…

Nếu như thế, Ngân hàng thanh toán quốc tế có hoạt động độc lập hay không? Không bạn nhé, các Ngân hàng Trung ương sẽ cùng nhau phối hợp hoạt động dựa trên những kỳ họp thường niên của BIS.

BIS thường đề cập đến các vấn đề và chính sách mang tính toàn thế giới, nhưng đôi lúc các vấn đề địa phương cũng được nói đến trong các cuộc họp.

USD – Tiền tệ dự trữ của thế giới

Chúng ta đang ở trong thời kỳ toàn cầu hóa và rất cần những tổ chức như BIS. Ví dụ, Hoa Kỳ là một phần của thế giới và đất nước này không thể bị tách rời khi đồng đô la Mỹ tiếp tục là trung tâm của chính sách tiền tệ toàn cầu.

Khi Hoa Kỳ điều chỉnh lãi suất, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng hoặc giảm chúng, nó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn thế giới giống như một làn sóng xung kích.

Hai trường hợp về lãi suất của FED

Sau đây, hãy cùng Trader Forex đi đến hai minh họa chi tiết về sự ảnh hưởng của Ngân hàng Trung ương lên chính sách tiền tệ và nền kinh tế trên toàn thế giới.

FED tăng và giảm lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tài chính?
FED tăng và giảm lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường tài chính?

FED giảm lãi suất USD

Nếu FED tiến hành giảm lãi suất, hệ thống tiền tệ thế giới nhanh chóng sẽ chịu tác động rất lớn. Trong tình huống này, đồng USD sẽ giảm giá trị, có nghĩa là nó sẽ rẻ hơn. Vậy vì sao USD lại rẻ hơn?

Nếu FED giảm lãi suất, lãi đi vay của đồng đô la Mỹ giảm đi. Những thị trường mới nổi và các đất nước khác sẽ vô cùng thích tình hình này (Vì họ có thể vay đồng đô la với lãi suất thấp), sau đó những nền kinh tế lớn khác sẽ làm theo. Vì sao lại như thế?

Có thể bạn đã biết, Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Nếu FED thực hiện giảm lãi suất, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ có thể rơi vào suy thoái. Sẽ sớm thôi, thông tin này sẽ lan rộng đến tất cả các khu vực khác.

Chúng ta có một câu nói khá nổi tiếng đó là: “Khi Mỹ hắt hơi, toàn bộ các phần còn lại của thế giới sẽ bị cảm lạnh”.

FED tăng lãi suất USD

Vậy nếu FED thực hiện tăng lãi suất, điều này có phải là tốt? Đầu tiên, việc tăng lãi suất của FED có nghĩa là nền kinh tế thế giới đang phát triển rất nhanh. Và đây sẽ là tin tức cực kỳ tuyệt vời cho Hoa Kỳ và công dân của họ. Tuy nhiên, sẽ là tin xấu với các quốc gia khác, vì sẽ là giai đoạn khó khăn vì lãi suất USD đã tăng.

Cụ thể, vì toàn bộ các khoản vay quốc tế lớn đều tính bằng đồng đô la Mỹ. Vì vậy, lãi suất USD tăng làm cho những quốc gia đi vay, khu vực đi vay sẽ phải gồng để trả lãi cao hơn.

Như vậy, thông qua Central Bank là gì trong bài viết ngày hôm nay, các bạn đã biết Central Bank hay Ngân hàng Trung ương đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định tài chính và tiền tệ của một quốc gia. Khi tham gia giao dịch trên thị trường tài chính, bạn không thể bỏ qua những tin tức liên quan đến Central Bank để có thể đánh giá chính xác hơn về tổng quan bức tranh thị trường. Hãy theo dõi Trader Forex để xem thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời