fbpx

Lý giải nguyên nhân vì sao chế độ bản vị vàng sụp đổ

Bản vị vàng là gì? Vì sao bản vị vàng sụp đổ? Ở thế kỷ 19 đến những năm 30 của thế kỷ trước đã hình thành một chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng. Chế độ này từng được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới, tuy nhiên hiện tại, đa phần không còn đất nước nào áp dụng. Vậy nguyên nhân vì sao chế độ bản vị vàng sụp đổ? Cùng Trader Forex tìm hiểu thông tin ngay bây giờ!

Thông tin chung về chế độ bản vị vàng

Bản vị vàng là gì? Những đặc điểm của chế độ bản vị vàng

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu bản vị vàng là gì? Bản vị vàng hay Gold Standard được xem là một hệ thống tiền tệ trong đó vàng chính là cơ sở cung cấp tiền của một đất nước, hoặc giá trị tiền tệ của một đất nước được kết nối trực tiếp với vàng. Và vàng được sử dụng để chi trả những khoản thâm hụt trong cán cân thương mại quốc tế và cán cân thanh toán.

Khái niệm Bản vị vàng là gì?
Khái niệm Bản vị vàng là gì?

Tóm lại, chế độ bản vị vàng là tiêu chuẩn để thừa nhận chức năng tiền tệ của vàng, và trong hệ thống này, hàm lượng vàng được xem là tiêu chuẩn cố định cho các giá trị khác.

Trong thời gian mà các quốc gia áp dụng chế độ bản vị vàng, nền tảng tiền tệ này đã phát triển dưới hình thức của 3 chế độ như sau:

  • Bản vị tiền vàng
  • Bản vị vàng thỏi
  • Bản vị hối đoái vàng.

Trong hệ thống tiền tệ này, các đất nước đã đồng ý trao đổi tiền giấy của họ lấy một lượng vàng cố định và bất kể tiền ở dạng nào (kể cả đúc vàng hay in trên giấy), người nắm giữ tiền luôn có các quyền đáng kể. Điều quan trọng là yêu cầu nhà phát hành chuyển đổi tiền tệ thành vàng theo tỷ giá hối đoái đã thỏa thuận.

Cũng theo chế độ bản vị vàng, các công cụ tính toán kinh tế tiêu chuẩn được xác định dựa theo hàm lượng vàng và tỷ giá hối đoái được cố định rất “nghiêm ngặt” theo hàm lượng vàng của đồng tiền.

Nếu một đất nước thực hiện hệ thống bản vị vàng, tiền xu vàng được lưu hành và tiền giấy được đổi trực tiếp lấy vàng dựa trên giá thị trường (chính phủ không thể bắt buộc). Tiền giấy lúc này giống như một tấm séc, cho phép người nắm giữ có một lượng vàng nhất định được quản lý bởi người phát hành tiền.

Lúc này, các đất nước áp dụng chế độ bản vị vàng cần tuân theo các quy định, cụ thể:

  • Niêm yết cố định giá trị đồng tiền với vàng, việc giao dịch vàng ở mức giá được quy định là không hạn chế.
  • Những hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng giữa các đất nước được tự do lưu thông.
  • Tiền của Ngân hàng Trung ương phát hành được bảo đảm bằng vàng tuyệt đối.

Những người ủng hộ bản vị vàng lập luận rằng một hệ thống tiền tệ như vậy sẽ kiềm chế lạm phát do lượng tiền mặt tăng lên. Họ chống lại việc mở rộng tín dụng và nợ xấu có thể do chế độ tiền luật định gây ra.

Quá trình phát triển của chế độ bản vị vàng

Vàng có các đặc tính như bền vững, ổn định về tính sẵn có, không biến động về giá trị nội tại, là dạng vật chất duy nhất trên thế giới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất để trở thành thước đo giá trị thương mại. Tuy nhiên, xét theo thực tế, đa phần trong lịch sử nhân loại, bạc mới chính là phương tiện giao dịch chủ yếu, đồng thời nó cũng là kim loại quan trọng giữ chức năng tiền tệ.

Tuy nhiên, hệ thống song bản vị (Bimetallic Standard) trong đó bạc và vàng được sử dụng đồng thời làm tiền tệ trong lưu thông, gây trở ngại cho đời sống kinh tế và lưu thông tiền tệ do nạn đầu cơ tiền vàng hoặc tiền tệ, từ đó hạn chế sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong thời buổi đầu của chủ nghĩa tư bản, khi lượng vàng khai thác không đáp ứng được yêu cầu lưu thông tiền tệ bằng vàng, việc thực hiện bản vị vàng là không đủ sức thuyết phục.

Mãi cho đến thế kỷ 18 và bước sang thế kỷ 19, các quốc gia mới đủ điều kiện chuyển đổi từ hai bản vị sang bản vị vàng do sự phát triển của ngành khai thác vàng. Vào thời điểm đó, Vương quốc Anh, với tư cách là quốc gia phát triển nhất về kinh tế và thương mại trên toàn thế giới, đã trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng chế độ bản vị vàng sau một giai đoạn chuyển đổi dài từ năm 1717 đến năm 1821. Đồng thời, tuy pháp lệnh của nhà nước Anh công bố áp dụng bản vị vàng vào năm 1816 nhưng nó đã không được thực hiện chính thức cho đến năm 1821.

Đồng thời, Hoa Kỳ đã thực hiện hệ thống bản vị vàng thực tế từ năm 1834 và đưa ra luật bản vị vàng vào năm 1900, xác định vàng là kim loại duy nhất có thể đổi lấy tiền giấy và giá trị của nó được xác định bởi hệ thống tiêu chuẩn vàng. Điều đó có nghĩa là vàng được quy đổi 20,67 đô la cho mỗi ounce.

Ngày 31/5/1930, Toàn quyền Đông Dương tại Việt Nam ra nghị định quy định mệnh giá mỗi đồng bạc Đông Dương tương đương 655 mg vàng. Tại thời điểm này, đồng bạc Đông Dương đã được chuyển đổi sang bản vị vàng.

Chế độ bản vị vàng và sự áp dụng rộng rãi của nó
Chế độ bản vị vàng và sự áp dụng rộng rãi của nó

Hiệu quả của chế độ bản vị vàng với hệ thống tiền tệ

Trong khi đại đa số các chính phủ và nhà kinh tế vĩ mô ngày nay không ủng hộ chế độ bản vị vàng, thì vào thời kỳ hoàng kim của nó, nhiều người ủng hộ hệ thống này đã đưa ra những quan điểm cho thấy lợi ích của chế độ bản vị vàng dành cho hệ thống tiền tệ.

Trong khi chế độ tiền pháp định được áp dụng ở nhiều đất nước có nguy cơ làm cho lạm phát tăng nhanh thì ngược lại, chế độ bản vị vàng giúp kiềm hãm sự lạm phát. Vậy đâu là lý do?

Lý do thứ nhất đó là vàng là một tài sản hữu hạn. Sau hàng nghìn năm khai thác vàng, lượng vàng con người sở hữu chỉ còn khoảng 125.000 tấn. Điều này có nghĩa là ngay cả khi mọi người muốn, vàng cũng không thể được “in” với số lượng lớn, gây ra lạm phát.

Lý do thứ hai là vàng cũng là một loại vật chất có thể đổi thành bất kỳ loại tiền tệ nào và được các quốc gia trên thế giới chấp nhận. Có nhiều quan điểm cho rằng vàng là một vật bảo đảm chống lại “rủi ro” trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, đồng thời là phương tiện chống lại rủi ro biến động tiền tệ.

Về lý thuyết, cam kết duy trì khả năng chuyển đổi tiền thành vàng đã hạn chế nghiêm trọng việc tạo ra tín dụng. Không giống như một hệ thống tiền tệ fiat, một loại tiền tệ được hỗ trợ bằng vàng không cho phép các chính phủ in tiền giấy một cách tùy tiện. Ngoài ra, bản vị vàng mang lại sự ổn định cho thương mại quốc tế vì nó cung cấp một cấu trúc cố định cho tỷ giá hối đoái.

Theo hệ thống bản vị vàng cổ điển quốc tế, biến động giá cả của một đất nước sẽ được điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ dựa trên cơ chế tự cân bằng thanh toán – cơ chế dòng chảy giá cả – bản kim (tiền xu vàng). Cấu trúc như sau:

  • Lúc đầu, khi giá của một hàng hóa giảm do nguồn cung tăng, hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện, giá đầu vào giảm hoặc bởi cạnh tranh, người mua sẽ ưa chuộng hàng hóa đó hơn các hàng hóa khác. Khi tỷ giá hối đoái tiền tệ-vàng ổn định, người tiêu dùng ở các quốc gia khác sẽ mua hàng hóa với giá trị rẻ nhất và chính vì thế vàng sẽ chảy vào quốc gia có hiệu quả kinh tế cao nhất.
  • Tại thời điểm đó, các quốc gia mới nhận được dòng vốn vàng phải tăng cung tiền và chịu áp lực của lạm phát vừa phải để bù đắp cho sự sụt giảm giá trước đó.
  • Bên cạnh đó, lượng tiền lưu thông trong các nền kinh tế kém hiệu quả hơn giảm xuống, do đó giá cả ở các quốc gia này giảm cho đến khi trạng thái cân bằng được khôi phục.

Sau đó, để ngăn chặn dòng chảy vàng ra ngoài, các Ngân hàng Trung ương sẽ hỗ trợ bằng cách tăng lãi suất để nhanh chóng đưa giá trở lại trạng thái cân bằng quốc tế. Về lý thuyết, miễn là không thể để việc bản vị vàng sụp đổ xảy ra, lạm phát cao hoặc giảm phát nhanh chóng có thể được hạn chế.

Một vài hạn chế của chế độ bản vị vàng

Lượng vàng trên thế giới không đáp ứng đủ nhu cầu

Xét về lý thuyết, chỉ có chế độ bản vị vàng chính thức – nghĩa là một hệ thống chỉ sử dụng 100% vàng phục vụ mục đích lưu thông trong nền kinh tế và không sử dụng tiền giấy hay tiền kim loại, mới có thể ngăn chặn hoàn toàn lạm phát. Tuy nhiên, điều này gần như là không thể, bởi vì số lượng vàng là có hạn, và trữ lượng vàng trên trái đất gần như cạn kiệt, và các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới không thể được đảm bảo trừ khi giá vàng tăng lên hàng chục, hàng trăm lần.

Chế độ bản vị vàng có thể dẫn đến giảm phát

Bởi vì giá trị của tiền tệ liên quan đến hàm lượng vàng nên các yếu tố tự do còn lại điều tiết thị trường vốn tiền tệ gồm có: (1) tự do lưu chuyển vốn và (2) chính sách tài khóa, tiền tệ. Lý do hầu hết các nhà kinh tế không ủng hộ chế độ bản vị vàng là do lo ngại rằng hai yếu tố này sẽ không đủ để đối phó với sự suy thoái hoặc giảm phát nghiêm trọng xảy ra.

Trở ngại cho việc phục hồi kinh tế thời kỳ khủng hoảng

Chế độ bản vị vàng có quan hệ như thế nào đối với nền kinh tế?
Chế độ bản vị vàng có quan hệ như thế nào đối với nền kinh tế?

John Maynard Keynes, một trong những nhà kinh tế phản đối mạnh mẽ hệ thống bản vị vàng, nhấn mạnh rằng tính cứng nhắc của vàng sẽ làm cho nền kinh tế trở nên thiếu linh hoạt. Bên cạnh đó, chế độ bản vị vàng không hình thành sự linh hoạt cho nguồn cung cấp chính sách tiền tệ và chính sách tài chính.

Với giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế, chế độ bản vị vàng trở thành một cục đá vây hãm Chính phủ và Ngân hàng Trung ương để tìm kiếm chính sách ngăn chặn khủng hoảng.

Ngoài ra, các nước nghèo hạn chế về vàng có nguồn cung cấp vàng hạn chế, dẫn đến sự phát triển kinh tế bị kìm hãm. Đặc biệt, hiện tại vàng không được phân bổ theo sức mạnh kinh tế, điển hình là Nhật Bản, một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới, có lượng dự trữ vàng ít hơn nhiều so với mức cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế.

Thêm vào đó, các quốc gia có sự thâm hụt cán cân kinh tế sẽ trải qua giai đoạn bị đình trệ và các quốc gia có nền kinh tế cân bằng thặng dư sẽ trải qua giai đoạn lạm phát và hệ thống bản vị vàng không có sức mạnh để có thể tạo ra nhiều vàng hơn để tiết kiệm tiền và phục hồi nền kinh tế.

Nguyên nhân chế độ bản vị vàng sụp đổ là gì?

Bản vị vàng và một số nhược điểm
Bản vị vàng và một số nhược điểm

Vàng và giai đoạn đại suy thoái

Từ lâu, Hoa Kỳ đã áp dụng chế độ bản vị vàng vàng, cụ thể là từ năm 1879, khi đồng đô la Mỹ rất ổn định và nền kinh tế đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, chiến tranh thế giới thứ nhất là cột mốc đầu tiên và quan trọng nhất, là nguyên nhân gây ra chế độ bản vị vàng sụp đổ. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã tạm ngừng bản vị vàng để in đủ tiền chi trả cho việc tham gia quân sự.

Sau khi chiến tranh kết thúc, các quốc gia nhận ra rằng họ không cần phải neo đồng tiền của mình vào vàng, và trên thực tế, điều đó có thể gây tổn hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu. Đến năm 1919, các quốc gia, gồm có cả Hoa Kỳ, đã nhanh chóng quay trở lại chế độ bản vị vàng đã được sửa đổi sau thế chiến. Nhưng bản vị vàng hối đoái này đã dẫn đến xảy ra vấn đề giảm phát và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trên diện rộng trong nền kinh tế thế giới.

Đến năm 1929, cuộc đại khủng hoảng kinh tế xảy ra và các quốc gia bắt đầu hủy bỏ chế độ bản vị vàng trong những năm 1930. Đặc biệt là trong cuộc đại suy thoái ở Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng không thể dễ dàng được kiểm soát do hệ thống “bản vị vàng” của Chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Chính phủ Hoa Kỳ vào thời điểm đó đã phải vật lộn trong bốn năm và họ không thể làm gì để ngăn chặn cuộc đại suy thoái diễn ra. Đến năm 1931, nước Anh đã bãi bỏ hệ thống bản vị vàng, và phải đến ngày 5 tháng 6 năm 1933, khi cuộc đại khủng hoảng lên đến cao trào, tổng thống Franklin D. Roosevelt mới nhậm chức và chế độ bản vị vàng sụp đổ.

Sau khi kết thúc chế độ bản vị vàng, Chính phủ Hoa Kỳ và Cục Dự trữ Liên bang giống như tháo bỏ được một phần gánh nặng, từ đó đưa ra được chính sách tài khóa thích hợp để ngăn chặn giai đoạn đại suy thoái lúc bấy giờ.

Đàm phán Bretton Woods năm 1944

Bản vị vàng hầu như đã bị lãng quên cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai, vào năm 1944, khi các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada và Úc, Nhật và các nước Tây Âu gặp nhau tại hội nghị Bretton Woods – New Hampshire – Mỹ để thảo luận về các khoản thanh toán quốc tế hậu chiến tranh.

Ba vấn đề quan trọng nhất được thảo luận tại cuộc họp này là: thành lập Ngân hàng Thế giới (WB); thành lập Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF); và khôi phục chế độ bản vị vàng ở các nước, trong đó quy định giá vàng là 35 đô la Mỹ/1 ounce. Do đó, bản vị vàng đã được khôi phục để giữ cho đồng USD ổn định.

Chế độ bản vị vàng sụp đổ chính thức

Một trong số các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng là tỷ giá hối đoái cố định do chính phủ quy định, do đó không có mối liên hệ hữu cơ nào giữa cung và cầu vàng với cung và cầu hàng hóa.

Năm 1960, Hoa Kỳ sở hữu 19,4 tỷ đô la dự trữ vàng, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế nắm giữ 1,6 tỷ đô la. Khi nền kinh tế Hoa Kỳ đang bùng nổ, người Mỹ mua nhiều hàng nhập khẩu hơn và thanh toán bằng đô la. Thâm hụt cán cân thanh toán lớn như vậy làm cho các chính phủ nước ngoài lo sợ rằng Hoa Kỳ sẽ không còn hỗ trợ vàng cho đồng đô la nữa.

Đến những năm 1970, dự trữ vàng của Hoa Kỳ tiếp tục giảm khi các chính sách kinh tế của tổng thống Nixon tạo ra lạm phát, dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế. Điều này làm cho bản vị vàng trở nên không còn giá trị khi Nixon điều chỉnh lãi suất xuống 38 USD/ounce và không cho phép FED dùng vàng để mua lại đô la.

Năm 1971, do gặp khó khăn trong việc thực hiện các chính sách phát triển về kinh tế, tổng thống Richard Nixon đã phải rút khỏi hệ thống Bretton Woods và bắt đầu thả nổi đồng USD – không còn neo đồng USD với vàng, để các chính sách linh hoạt có thể dễ dàng thực hiện hơn.

Tổng thống Richard Nixon và quyết định rút khỏi chế độ bản vị vàng
Tổng thống Richard Nixon và quyết định rút khỏi chế độ bản vị vàng

Việc chế độ bản vị vàng sụp đổ ở Mỹ năm 1971 có thể đổ lỗi cho việc chế độ bản vị vàng ngăn cản Mỹ in tiền để tài trợ cho các cuộc chiến tranh, đặc biệt là Chiến tranh Việt Nam và việc đồng yên Nhật mất giá, dẫn đến tổn thất hàng hóa, rẻ hơn so với hàng Mỹ, dẫn đến sự bất ổn trong nền kinh tế Mỹ.

Năm 1973, chính phủ Hoa Kỳ định giá vàng ở mức 42,22 đô la/ ounce và vào năm 1976, họ đã tách hoàn toàn đồng đô la Mỹ khỏi vàng vào năm 1976. Vàng nhanh chóng tăng lên $124,84. Từ năm 1971 đến nay, giá vàng tiêu chuẩn liên tục tăng, tăng nhiều hơn giảm, có thời điểm đạt 2.000 USD/ounce, gấp hơn 57 lần so với năm 1971.

Sau khi bản vị vàng sụp đổ, các quốc gia bắt đầu in thêm tiền tệ của mình, điều này gây ra tình trạng lạm phát, nhưng cũng dẫn đến phát triển nền kinh tế nhanh hơn. Hiện nay, không một đất nước nào trên thế giới còn áp dụng hệ thống bản vị vàng. Thay vào đó, họ sử dụng tiền pháp định — loại tiền mà nhà nước bắt buộc sử dụng để nộp thuế, nhận trợ cấp và thanh toán các khoản thanh toán của Chính phủ bằng loại tiền đó.

Chế độ bản vị vàng đã chính thức sụp đổ
Chế độ bản vị vàng đã chính thức sụp đổ

Như vậy, chúng ta đã nắm được bản vị vàng là gì và vì sao chế độ bản vị vàng sụp đổ thông qua bài viết ngày hôm nay. Có thể thấy, chế độ bản vị vàng đã có một thời kỳ hy hoàng và chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của nó đối với nền kinh tế thế giới trong giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế toàn cầu, thời gian trôi qua sẽ có những chính sách, chế độ tiền tệ khác thích hợp hơn. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Xem thêm:

Ngày thứ tư đen tối – Black Wednesday là sự kiện gì?

Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì thu lợi nhuận hiệu quả?

Hiện tượng thiên nga đen – Black Swan là gì?

Rate this post

Bài viết liên quan:

Trả lời